image banner
Chỉ thị điều hành dự toán ngân sách nhà nước 2024
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An năm 2024.

Ngày 25/12/2023 UBND tỉnh tổ chức chương trình hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 với sự tham dự của Bí thư Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực UB MTTQVN tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, các thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

z5010937.JPG

Được sự phân công của lãnh đạo tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính trình bày Chỉ thị điều hành dự toán ngân sách nhà nước 2024 với những nội dung chính như sau:

Triển khai thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2024 trong bối cảnh nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, tuy nhiên khó khăn thách thức được dự báo là nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, số dự toán thu năm 2024 được đánh giá là khá cao. Số liệu cho thấy so với dự toán thu năm 2023 thì: tổng thu NSNN tăng 1.129 tỷ đồng, thu nội địa tăng 2.009 tỷ đồng, thu từ TSDĐ tăng 1.200 tỷ đồng, thu XSKT tăng 280 tỷ đồng, thu cân đối tăng 529 tỷ đồng, chỉ có thu Xuất nhập khẩu là giảm 880 tỷ đồng.

Do đó, để triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2024, UBND tỉnh ban hành chỉ thị điều hành NSNN năm 2024 với những nội dung chính gồm 3 phần: Phần (1) tổ chức thực hiện, phần (2) về việc trích tạo nguồn cải cách tiền lương và Phần (3) tổ chức quản lý điều hành.

1.Tổ chức thực hiện

Trong đó về nội dung thu NSNN: các ngành, các cấp giao dự toán thu ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới đảm bảo không thấp hơn dự toán UBND tỉnh giao. Tổ chức thực hiện thu NSNN kịp thời, đúng quy định. bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Về nội dung chi ngân sách: Đối với nội dung chi ĐTPT phải phân bổ, bố trí vốn theo khả năng cân đối và theo đúng thứ tự ưu tiên. Khẩn trương thực hiện ngay từ đầu năm. Đối với nội dung chi thường xuyên: Phân bổ, giao dự toán đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao (chỉ bổ sung dự toán khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo), bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các chế độ ASXH ngay từ đầu năm, đối với các ĐVSN, ĐVSNCL thực hiện giao dự toán theo đúng quy định. Đối với nội dung Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu: đảm bảo nguyên tắc triệt để tiết kiệm, đúng mục tiêu, tập trung phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, nội dung của từng nhiệm vụ, chương trình dự án đã được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật, không sử dụng cho mục đích khác. Đối với nội dung Chi trả nợ, lãi vay, vốn ODA: Thực hiện việc trích lập và chi trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ, đúng hạn, riêng đối với nguồn vốn vay ODA:phải phân bổ chi tiết theo từng chương trình, dự án. Chi dự phòng NS: Bố trí và sử dụng theo đúng quy định của Luật NSNN tại khoản 2, điều 10 Luật NSNN. Trường hợp dự toán thu NSĐP được hưởng cao hơn dự toán tỉnh giao: Phải dành 70% thực hiện cải cách tiền lương, phần còn lại ưu tiên cho dự phòng ngân sách, chi ĐTPT, các nhiệm vụ chi khác.

2. Trích lập, tạo nguồn làm lương

Các ngành, các cấp trích lập, tạo nguồn làm lương theo các nội dung sau:

(1) Nguồn 70% tăng thu NSĐP thực hiện so với dự toán năm 2023;

(2) Nguồn 50% tăng thu NSĐP dự toán 2024 so với dự toán 2023 HĐND tỉnh giao;

(3) Nguồn thực hiện CCTL còn dư chuyển sang;

(4) Nguồn 50% tiết kiệm từ chi hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và các ĐVSNCL;

(5) Nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên (lưu ý các cấp ngân sách không được giao thấp hơn số cấp trên giao);

(6) Nguồn từ Số thu phí để lại theo quy định

3. Tổ chức quản lý điều hành

Với mục tiêu: "thu đạt và vượt dự toán được giao, đảm bảo cân đối thu-chi ngân sách các cấp, phấn đấu tăng thu để dành nguồn lực đầu tư các công trình trọng điểm theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, cho các nhu cầu chi phát sinh trong năm và hoàn thành chỉ tiêu năm 2024 là tăng thu 12%". UBND tỉnh ban hành các giải pháp tổ chức thực hiện như sau:

a. Đối với công tác thu ngân sách

-Cần tăng cường sự phối hợp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xem công tác thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện xuyên suốt trong năm;

-Ban chỉ đạo đôn đốc thu ngân sách các cấp triển khai cụ thể dự toán thu trong năm bằng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể theo từng tháng, từng quý, giao chỉ tiêu cụ thể đến từng phòng ban, từng cá nhân phụ trách. Theo dõi sát diễn biến tình hình thu trong năm từ đó có những tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời trong quá trình điều hành.

-Bám sát các chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, triển khai kịp thời các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế trong năm 2024 nhằm tiếp tục đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

-Triển khai kịp thời và phát huy tốt hơn các nghiệp vụ chuyên ngành Thuế: thanh tra, kiểm tra thuế, thu hồi nợ thuế, kiểm soát hoàn thuế, chống thất thu trong lĩnh vực BĐS, thương mại điện tử, thầu xây dựng ngoài tỉnh. Cải cách thủ tục hành chính thuế, kê khai thuế, hóa đơn điện tử.

-Sở TNMT, UBND các huyện, thị xã, thành phố: triển khai từ đầu năm các danh mục, dự án có thu TSDĐ, tiền thuê đất. Khai thác thêm các nguồn thu từ bán đấu giá trụ sở, tài sản công.

b. Đối với công tác chi ngân sách

-Chủ động sắp xếp, điều hành các nhiệm vụ chi phù hợp theo khả năng cân đối ngân sách, điều hành chi theo tiến độ thu, chủ động giảm, giãn chi trong trường hợp thu không đạt tiến độ;

-Cơ quan Tài chính, kho bạc kiểm soát chi chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định;

-Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, xem đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng thu ngân sách;

-Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giá, tài chính. Thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán;

-Theo dõi, trích lập, quản lý nguồn CCTL theo đúng quy định, đảm bảo nguồn lực thực hiện chế độ tiền lương mới từ 01/7/2024.

c. Đối với nội dung chuyển nguồn ngân sách: Thực hiện theo điều 64 Luật NSNN và Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ

d. Đối với nội dung công khai ngân sách: Thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

z501093698988.JPG

Ông Phạm Văn Đô Giám đốc Sở Tài chính trình bày tại cuộc họp

Theo ông Phạm Văn Đô, mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại được dự báo trong năm 2024, nhưng với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương, sự ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân cùng với sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao của tập thể cán bộ công chức, chúng ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính-NSNN của năm 2024 tạo nền tảng để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Yến Nhi

 

 

 

SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LONG AN

Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở - Phạm Văn Đô
Địa chỉ: 57 Trương Định, Phường 1, TP. Tân An, tỉnh Long An 
Điện thoại: (0272) 3826 435 * Fax: (0272) 3823 987  * Email: stc@longan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang