CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Phòng TH-QH là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tài chính, có chức năng tham mưu Giám đốc Sở Tài chính (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) thực hiện các mặt công tác như: lập và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch tỉnh; hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và theo dõi việc triển khai thực hiện các quy hoạch mang tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (theo quy định của Luật Quy hoạch); lập và theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh; lập và quản lý, điều phối kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm; tổng hợp, báo cáo, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của Sở; thực hiện các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các nhiệm vụ khác được Ban Giám đốc Sở phân công.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Về quy hoạch
a) Tham mưu lập, trình thẩm định, phê duyệt và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch tỉnh.
b) Tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch tỉnh; kế hoạch, chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện và đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh; tổ chức lấy ý kiến, tổ chức công bố quy hoạch tỉnh; cung cấp dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; rà soát, đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh; báo cáo về hoạt động quy hoạch trên địa bàn tỉnh hằng năm; quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
c) Xây dựng, đánh giá, quản lý, lưu trữ, công bố, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
d) Tham mưu giám sát quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
a) Tham mưu thực hiện các bước trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm cho các sở, ngành, cấp huyện thực hiện và theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện; đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện kế hoạch.
b) Dự thảo chương trình hành động (hoặc chỉ thị) thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành; thực hiện giao và tổng hợp báo cáo trên phần mềm báo cáo kinh tế - xã hội theo quy định.
c) Hướng dẫn và giám sát việc lập và thực hiện kế hoạch của các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện phù hợp với kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt.
d) Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước theo yêu cầu.
3. Về kế hoạch vốn đầu tư công
a) Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công cho từng nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý (bao gồm vốn Trung ương bổ sung theo mục tiêu, nhiệm vụ) phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực. Tham mưu UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách nhà nước cho các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện.
b) Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
c) Tham mưu, đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm theo quy định của pháp luật.
d) Tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách của địa phương có liên quan đến công tác đầu tư công.
đ) Thực hiện các báo cáo định kỳ, chuyên đề theo yêu cầu của Trung ương cũng như Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
e) Làm việc trực tiếp với các phòng nghiệp vụ có liên quan đến kế hoạch vốn đầu tư công của các sở, ban, ngành tỉnh. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố về các nội dung xây dựng, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công và báo cáo thống kê định kỳ.
g) Tham gia đóng góp ý kiến các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước có liên quan.
h) Tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về đầu tư công trên phần mềm của Bộ Tài chính, website của Sở.
4. Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
a) Tham mưu quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính.
b) Tham mưu Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
5. Tham mưu Ban Giám đốc Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của Sở.
6. Tham mưu Giám đốc Sở trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ của Sở: việc gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng các chỉ thị, kế hoạch, chương trình, đề án,… liên quan đến quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt vai trò là thành viên các Ban Chỉ đạo có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
7. Tham mưu xây dựng, ký kết chương trình hợp tác giữa tỉnh Long An với các tỉnh, thành phố giáp ranh; theo dõi, đôn đốc các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện các chương trình liên kết đã ký kết. Tham mưu thực hiện liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ.
8. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của tỉnh. Theo dõi, tham mưu thực hiện công tác phối hợp các vùng kinh tế trọng điểm.
9. Tham mưu xây dựng các văn bản, kế hoạch, chương trình,… của Sở Tài chính có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh.
10. Công tác tổng hợp, báo cáo
a) Thực hiện các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Trung ương cũng như Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh theo lĩnh vực được phân công.
b) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
c) Theo dõi tiến độ báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố làm cơ sở cho công tác tổng kết thi đua khối huyện, thị xã, thành phố.
11. Làm việc trực tiếp với các phòng nghiệp vụ có liên quan đến kế hoạch của các sở, ban, ngành tỉnh. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố về các nội dung xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước và báo cáo thống kê định kỳ.
12. Tham gia đóng góp ý kiến các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, các cân đối tổng hợp có liên quan.
13. Tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội, trên website của Sở; kịp thời đưa tin tức hàng tháng lên trang website của Sở.
14. Tham gia một số nghiệp vụ với các phòng, trung tâm thuộc sở để nắm thông tin phục vụ công tác tham mưu báo cáo, xây dựng chủ trương, chính sách.
15. Thực hiện công tác cải cách hành chính; ISO có liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
16. Có quyền đề nghị các phòng, đơn vị thuộc Sở phối hợp cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác để xây dựng kế hoạch, báo cáo, thống kê và thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Giám đốc Sở.
17. Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và tài sản được giao đảm bảo đầy đủ, an toàn theo quy định.
18. Phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất với Ban Giám đốc Sở về các lĩnh vực được phân công.
19. Quản lý đội ngũ công chức công tác tại phòng, điều hành hoạt động nội bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
20. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở giao.
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Phòng TH-QH gồm có Trưởng phòng và số lượng Phó Trưởng phòng theo quy định.
b) Các chuyên viên theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Biên chế
Biên chế của Phòng TH-QH do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế công chức của Sở được giao hàng năm.