CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Phòng Quản lý ngân sách là phòng chuyên môn thuộc Sở Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Lập và phân bổ dự toán ngân sách địa phương, lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm: Hướng dẫn các cơ quan nhà nước, các đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính: Phối hợp với Cục Thuế và Cục Hải quan tỉnh để xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước và cân đối thu chi ngân sách địa phương; xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; Phối hợp với phòng Quản lý Đầu tư công trong việc phân bổ, cân đối dự toán chi đầu tư từ ngân sách;
2. Tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước của tỉnh, dự toán ngân sách địa phương - quyết toán ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để tham mưu Ban Giám đốc trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính và trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
3. Theo dõi tình hình thu, chi ngân sách địa phương để tham mưu các giải pháp, biện pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; đảm bảo điều hành ngân sách địa phương cân đối và ổn định. Phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác trên địa bàn; ) Xây dựng, tham mưu Ban Giám đốc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án sử dụng số tăng thu của ngân sách địa phương trong trường hợp có phát sinh số tăng thu so với dự toán đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và phương án điều chỉnh, giảm một số khoản chi trong trường hợp thu không đạt dự toán; lập phương án sử dụng số tăng thu để chi cho đầu tư phát triển;
4. Thực hiện quản lý Quỹ dự trữ tài chính tỉnh; theo dõi, quản lý vốn ngân sách ủy thác thuộc nhiệm vụ của Phòng Quản lý Ngân sách (nếu có). Theo dõi, quản lý số phát sinh của các tài khoản được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
5. Tham mưu công tác quản lý ngân sách quận huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng dự toán thu chi ngân sách, xây dựng phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp ngân sách huyện, thị xã, thành phố; hướng dẫn phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều hành, quản lý ngân sách theo đúng quy định; Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố ... Tổng hợp dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố hàng năm để báo cáo Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh;
6. Nghiên cứu một số chuyên đề kinh tế - xã hội có liên quan đến chế độ chính sách tài chính theo chỉ đạo của Giám đốc; tổng hợp báo cáo ngân sách định kỳ hoặc đột xuất liên quan chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh;
7. Phối hợp với các Phòng chức năng đối chiếu, nhập, phân bổ dự toán trên hệ thống Tabmis cho các sở ngành, nhập số bổ sung cho huyện, thị , thành phố theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
8. Tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác kiểm toán, thanh tra về quản lý, sử dụng ngân sách địa phương của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra. Theo dõi tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị Kiểm toán chuyên đề khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính để định kỳ báo cáo Ban Giám đốc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
9. Tham gia Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan có ý kiến về mặt tài chính đối với các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách, các dự án vay vốn của ngân sách; Tổng hợp, tham mưu Ban Giám đốc trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ;
10. Phối hợp trong một số lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Tài chính theo chỉ đạo của Giám đốc.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Sở phân công.
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo phòng QLNS gồm có Trưởng phòng và số lượng Phó Trưởng phòng theo quy định.
b) Các công chức khác theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng QLNS thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Biên chế
Biên chế của phòng là biên chế quản lý nhà nước nằm trong tổng số biên chế của Sở, được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm và do Giám đốc Sở quyết định theo chức năng, nhiệm vụ của phòng và phương án phân bổ biên chế.