image banner
Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-ĐBQH ngày 10/02/2022 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” trên địa bàn tỉnh Long An;

Thực hiện Kế hoạch số 58/KH-ĐGS  ngày 10/02/2022 của Đoàn Giám sát Quốc hội tỉnh Long An về việc Giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021" trên địa bàn tỉnh Long An;

Sở Tài chính báo cáo Đoàn Giám sát Quốc hội tỉnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 như sau:

A. BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH CHUNG

I. Bối cảnh

Giai đoạn 2016 đến 2021, trong bối cảnh dự báo có nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong thời điểm năm 2020-2021 tình hình dịch bệnh Covid -19 lan rộng và phức tạp trên cả nước. Được sự quan tâm của chỉ đạo Tỉnh Ủy, HĐND, UBND. Sở Tài chính đã kịp thời vừa tập trung giải quyết những vấn đề có tính cơ bản; đồng thời đôn đốc, tháo gỡ từng bước các vấn đề phức tạp nảy sinh, bên cạnh việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển tỉnh; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ Tài chính- ngân sách nói riêng, xứng đáng với sự kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Ngành Tài chính đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, chi NSNN, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, tạo động lực mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển địa phương. Nhờ đó, kinh tế duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; chất lượng tăng trưởng một số mặt được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng; các chỉ số về tính hấp dẫn, tính cạnh tranh địa phương, chỉ số phát triển con người được duy trì trong nhóm các địa phương dẫn đầu của cả nước.

II. Khái quát đặc điểm cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính

Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; Tài chính doanh nghiệp; kế toán, kiểm toán độc lập, lĩnh vực giá cả và các hoạt động dịch vụ tài chính tại tỉnh Long An theo quy định của pháp luật.

Sở Tài chính hiện tại có 07 phòng thuộc Sở bao gồm: Văn phòng Sở, Phòng Quản lý Ngân sách, Phòng Tài chính – Hành chính Sự nghiệp, Phòng Tài chính doanh nghiệp, Phòng Đầu tư, Phòng Quản lý Giá- Công sản và Thanh tra Tài chính.

Tổng số CC-NLĐ có đến thời điểm báo cáo: 61 người (trong đó: 55 biên chế và 06 hợp đồng)

- Đảng bộ cơ sở Sở Tài chính: có 05 chi bộ trực thuộc với 40 đảng viên;

- Công đoàn: Có 07 tổ Công đoàn trực thuộc với tổng số 61 CĐV;

- Đoàn TNCS HCM: 19 đoàn viên;

- Hội Cựu chiến binh: 03 người;

- Ban chỉ huy quân sự: 04 người;

- Tiểu đội tự vệ cơ quan: 09 người.

B. VIỆC THAM MƯU, BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ  

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (gọi tắt là THTK, CLP) giai đoạn và hàng năm. UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh. Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp, Sở Tài chính đã tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo kịp thời tham mưa UBND tỉnh đã ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện, gồm: Quyết định số 4997/QĐ-UBND ngày 21/12/2015; Quyết định số 5389/QĐ-UBND ngày 21/12/2016; Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 22/03/2018; Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 29/3/2019; Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 31/3/2020; Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 17/3/2021 về Chương trình THTK, CLP năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý, sử dụng tài sản công và đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật theo quy định về Chương trình THTK, CLP năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn và hàng năm, Sở Tài chính đã xây dựng Kế hoạch thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm: Quyết định số 06/QĐ-STC ngày 15/01/2016; Quyết định số 08/QĐ-STC ngày 23/01/2017; Kế hoạch số 1177/KH-STC ngày 24/4/2018; Kế hoạch số 25-KH/ĐUCS.STC ngày 08/3/2018 của Đảng ủy Sở Tài chính về công tác phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2018; Kế hoạch số 1765/KH-STC ngày 07/6/2019; Kế hoạch số 2416/KH-STC ngày 08/6/2020; Kế hoạch số 1792/KH-STC ngày 20/4/2020.

C. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Căn cứ quy định Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật THTK, CLP; Thông tư 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điều Nghị định 84/2014/NĐ-CP; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về đẩy mạnh THTK, CLP và Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP giai đoạn 2016-2020 và hàng năm.

- Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và Nghị quyết HĐND tỉnh, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện về THTK, CLP gồm: Quyết định số 4997/QĐ-UBND ngày 21/12/2015; Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 06/5/2016; Quyết định số 5389/QĐ-UBND ngày 21/12/2016; Quyết định số 1996/QĐ-UBND ngày 01/6/2017; Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 01/6/2017(giai đoạn 2016-2020); Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 22/03/2018; Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 29/3/2019; Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 và Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 17/3/2021 về Chương trình THTK, CLP năm  2021 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý, sử dụng tài sản công ngày 07/01/2020 UBND tỉnh đã chỉ đạo bằng văn bản số 83/UBND-KTTC và đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật bằng chỉ thị soos05/CT-UBND ngày 22/01/2020.

Ngoài ra, Sở tài chính đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ và UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ có liên quan đến việc thực hiện THTK, CLP như: quy định mức chi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong hoạt động của cơ quan nhà nước và quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên địa bàn tỉnh Long An; tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng phục vụ hoạt động đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An; quy định tài sản có giá trị lớn sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.Trên cơ sở các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định của Trung ương và địa phương, các cơ quan, đơn vị đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; quy định việc sử dụng kinh phí thường xuyên cho các khoản mục về chế độ công vụ cơ quan, quy định sử dụng báo chí, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, nhiên liệu, hội nghị, tiếp khách, máy vi tính, máy in, máy fax… UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chủ động, tích cực triển khai, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức người lao động thực hiện nghiêm THTK, CLP theo mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản nhà nước đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn chế độ quy định.

I. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản nhà nước tại cơ quan Sở Tài chính:

Hàng năm, Sở Tài chính thường xuyên thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Sở Tài chính, công khai, minh bạch các khoản thu chi tài chính cho toàn thể CC-NLĐ  biết, giám sát theo đúng quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ. Khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử; phần mềm quản lý, điều hành văn bản; hạn chế sử dụng văn bản giấy; tiết kiệm văn phòng phẩm, điện, nước trong hoạt động của cơ quan.

Triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; hạn chế tối đa kinh phí chi tổ chức hội nghị, họp, tiếp khách, điện thoại, sử dụng xăng xe, điện, nước, công tác phí, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Thực hiện nghiêm chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện tiết kiệm điện và Thông tư Liên tịch số 111/TTLT BTC-BCT ngày 01/6/2009 của Liên Bộ Tài chính - Công Thương nhằm đạt được tiết kiệm ít nhất 10% điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan.

Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm. Quán triệt Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn đến toàn thể công chức và người lao động nắm biết, thực hiện, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ đối với cán bộ, công chức. Đến thời điểm báo cáo, Sở Tài chính chưa có trường hợp CC-NLĐ vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch góp phần hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.

II. Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước 2016 - 2021

1. Lập, thẩm định, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN, bao gồm kế hoạch đầu tư công hằng

a) Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán NSNN hằng năm

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán NSNN hằng năm được thực hiện trên cơ sở Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán của Bộ Tài chính, định mức chi thường xuyên và những nội dung thuộc nhiệm vụ chi thuộc ngân sách địa phương, theo đó các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách lập dự toán thu chi NSNN thuộc cơ quan đơn vị, địa phương mình gửi Sở Tài chính tổng hợp, thảo luận trên cơ sở nguồn lực để cân đối các khoản chi theo quy định.

Thực hiện tiết kiệm ngay từ khâu phân bổ và giao dự toán. Việc lập, thẩm định phương án phân bổ, phê duyệt dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công hằng năm được phê duyệt đúng quy định pháp luật theo các chỉ tiêu, định mức, mục tiêu đã ban hành. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời, tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai tích cực, điều hành ngân sách bám sát dự toán được giao. Các đơn vị, địa phương quản lý và sử dụng ngân sách công khai, minh bạch, chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước. Hạn chế tối đa việc giải quyết kinh phí phát sinh tăng thêm so với dự toán được duyệt. Thực hiện đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước:

- Năm 2016 lập dự toán theo Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Tổng số tiền tiết kiệm dự toán chi thường xuyên theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ (tiết kiệm 10% chi thường xuyên và tiết kiệm thêm 10% để tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2016) là 242.615 triệu đồng.

- Năm 2017 lập dự toán theo Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2017. Tổng số tiền tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương là 136.680 triệu đồng.

- Năm 2018 lập dự toán theo Thông tư số 132/2017/TT-BTC ngày 15/ 12/2017 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2018. Tổng số tiền tiết kiệm năm 2018 là 198.937 triệu đồng. Trong đó: tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương là 142.319 triệu đồng; 10% tiết kiệm thêm 6 tháng cuối năm 2018 là 56.618 triệu đồng.

- Năm 2019 lập dự toán theo Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 05/12/2018 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2019. Tổng số tiền tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương là 152.741 triệu đồng.

- Năm 2020 lập dự toán theo Thông tư số 88/2019/TT-BTC ngày 24/12/2019 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2020. Tổng số tiền tiết kiệm là 231.399 triệu đồng, trong đó: tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương là 190.270 triệu đồng; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác 23.758 triệu đồng; tiết kiệm về việc cắt giảm 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước 17.371 triệu đồng.

- Năm 2021 lập dự toán theo Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2021. Tổng số tiền tiết kiệm năm 2021 là 229.404 triệu đồng; Trong đó: Thực hiện tiết kiệm 10% trong quản lý điều hành dự toán NSNN đầu năm 2021 là 180.423 triệu đồng; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên và 50% kinh phí hội nghị, đi công tác nước ngoài còn lại của năm 2021 là 48.981 triệu đồng.

b) Việc giao dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công hằng năm

Việc giao dự toán NSNN thực hiện một lần trong năm, đúng thời gian quy định của Luật NSNN năm 2015, (Trước ngày 10 tháng 12, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách; Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định), cụ thể

- Năm 2016: Nghị quyết số 227/2015/NQ-HĐND ngày 09/12/2015; Quyết định số 4801/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2016;

- Năm 2017: Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2016; Quyết định số 5156/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2017;

- Năm 2018: Nghị quyết số 57/NQ-HĐND ngày 08/12/2017; Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2018;

- Năm 2019: Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 07/12/2018; Quyết định số 4546/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2019;

- Năm 2020: Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 06/12/2019; Quyết định số 4609/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2020;

- Năm 2021: Nghị quyết số 118/NQ-HĐND ngày 08/12/2020; Quyết định số 4499/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2021;

c) Tình hình thực hiện dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công hằng năm

Thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, các ngành, các cấp đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp đã đề ra và đã có những kết quả tích cực: Kỷ luật tài chính được tăng cường, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi được đảm bảo, đúng mục đích, đúng chính sách, chế độ; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã bố trí trong dự toán góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cụ thể kết quả chi NSNN qua các năm:

- Năm 2016: 11.549.786 triệu đồng, đạt 142,1% DT HĐND tỉnh giao.

- Năm 2017: 10.985.795 triệu đồng, đạt 114,9% DT HĐND tỉnh giao.

- Năm 2018: 11.537.250 triệu đồng, đạt 103,3% DT HĐND tỉnh giao.

- Năm 2019: 13.400.587 triệu đồng, đạt 124,3% DT HĐND tỉnh giao.

- Năm 2020: 15.734.782 triệu đồng, đạt 122,6% so DT HĐND tỉnh giao.

- Năm 2021: 15.184.832 triệu đồng, đạt 109,7% dự toán HĐND tỉnh giao.

d) Quyết toán NSNN

* Về thu ngân sách

- Nhìn chung, việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN các năm 2016-2021 trong điều kiện số thu trung ương giao năm sau cao hơn năm trước là áp lực đối với ngành tài chính trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, kết quả đạt được cho thấy sự nổ lực rất lớn của tỉnh, chú trọng khai thác nguồn thu, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế… góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

- Về thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: Tổng thu ngân sách điạ phương được hưởng theo phân cấp trong giai đoạn 2016-2021 là 92.850 tỷ đồng, với tốc độ tăng thu bình quân 13%, cụ thể:

ĐVT: triệu đồng

STTNămSố thu BTC giaoSố thực hiệnTỷ lệGhi chú
1Năm 20168.195.00010.447.000127,5% 
2Năm 201711.355.00012.290.000108,2% 
3Năm 201812.855.00014.744.000114,7% 
4Năm 201913.684.50018.186.000132,9% 
5Năm 202016.765.00018.491.518110,3% 
6Năm 202115.169.70018.692.074123,2% 

* Về chi ngân sách

- Công tác điều hành và quản lý chi ngân sách hàng năm của tỉnh bám sát dự toán được giao, đáp ứng được các nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Các nhiệm vụ chi ngân sách về cơ bản đều đạt dự toán.

 - Ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên, tỉnh đã chủ động bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh như: đảm bảo an sinh - xã hội, phòng chống dịch bệnh, ...

Quy mô chi ngân sách điạ phương giai đoạn 2016-2021 là 77.292 tỷ đồng gấp 1,62 lần quy mô chi giai đoạn 2011-2015, với tốc độ chi bình quân hằng năm 9,08%, trong đó các năm từ 2018-2021 ngân sách địa phương đã ưu tiên nguồn lực thực hiện định hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển và giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên dưới 64%. Tỷ trọng chi đầu tư so tổng chi ngân sách địa phương trung bình giai đoạn 2016-2021 là 37,94%.

Kết quả một số chỉ tiêu chi ngân sách thực hiện trong giai đoạn 2016-2021 như sau:

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020 Năm 2021Giai đoạn 2016-2021
Chi ngân sách địa phương10.1910.70711.99514.04715.16815.18577.292
 - Tốc độ tăng11,4%5,5%12%17,1%12%-3,5%9,08%
(1) Chi đầu tư phát triển3.5373.6593.9295.4696.1776.55529.326
- Tỷ trọng chi ĐTPT34,9%34,2%32,8%38,9%40,7%43,1%37,94%
- Tốc độ tăng chi ĐTPT15,4%3,5%7,4%39,2%31,9%-9,1%14,72%
(2) Chi thường xuyên6.6017.0407.6027.9088.5168.62546.292
- Tỷ trọng chi TX65%65,8%63,4%56,3%54,1%56,8%60%

Về chi đầu tư phát triển: Tỉnh tập trung nguồn lực thực hiện 02 chương trình đột phá, 03 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần X, chi đầu tư cho các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của tỉnh giai đoạn 2016-2021.

Về chi thường xuyên: Đảm bảo tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, nhu cầu cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ; tăng dần mức tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, giảm dần tỉ trọng chi thường xuyên và tăng tỉ trọng chi đầu tư trong tổng chi cân đối ngân sách địa phương.

2. Lập, thẩm định kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI;

Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh Long An về phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025;

Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm: Trên cơ sở quy định của pháp luật, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 về kế hoạch tài chính 5 năm tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025

3. Việc huy động, quản lý các khoản vay, trả nợ công, bù đắp bội chi NSNN

Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ: Kế hoạch vay, trả nợ công của tỉnh được xây dựng hàng năm, 3 năm và 5 năm đảm bảo đúng theo quy định của Luật quản lý nợ công, các Nghị định, Thông tư liên quan. Kế hoạch vay, trả nợ được trình thông qua HĐND tỉnh xem xét quyết định phê duyệt, UBND tỉnh quyết định ban hành. Tổng kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm đảm bảo trong hạng mức dư nợ tối đa được Chính phủ phê duyệt.

Quản lý, sử dụng vốn vay: Toàn bộ vốn vay được sử dụng chi đầu tư phát triển, không sử dụng để chi thường xuyên và công tác giải phóng mặt bằng. Vốn vay hàng năm được kiểm soát chặt chẽ từ khâu rút vốn đến giải ngân, việc rút vốn vay được thực hiện theo tiến độ giải ngân qua kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước tỉnh, tiến độ giải ngân được các sở, ngành theo dõi, giảm sát chặt chẽ đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả chống lãng phí.

Bố trí nguồn và thanh toán trả nợ gốc, lãi, phí: Nợ gốc, lãi, phí được UBND tỉnh chủ động bố trí từ các nguồn lực hợp pháp đúng theo quy định của Luật quản lý nợ công, các Nghị định, Thông tư liên quan đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ phát sinh trong năm hạn chế tối đa phát sinh các khoản lãi phạt.

Chi tiết số liệu huy động, quản lý các khoản vay, trả nợ công, bù đắp bội chi NSĐP

ĐVT: Triệu đồng

STT  Nội dung  Thực hiện năm 2016  Thực hiện năm 2017  Thực hiện năm 2018
 Thực hiện
năm 2019
 Thực hiện
năm 2020
 Dự kiến thực hiện năm 2021
 A  MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP                   1.045.831,50                   2.731.900,50                   3.147.573,00       3.326.403,00       3.751.800,00       3.462.400,00
 B  KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC       
 I  Tổng dư nợ đầu năm                      530.909,43                      729.816,64                      557.736,42          513.620,77          200.206,36            68.208,07
  Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) 51%27%17,72%15,44%5,34%1,97%
      1  Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước                           -              13.814,17            68.208,07
      2  Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật                      530.909,43                      729.816,64                      557.736,42          513.620,77          186.392,19                        -  
 II  Trả nợ gốc vay trong năm                      156.092,79                      172.080,22                      444.115,65          477.228,58          186.392,00                 919,47
      1  Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay                      156.092,79                      172.080,22                      444.115,65          477.228,58          186.392,00                 919,47
 -  Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước                           -                    919,47
 -  Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật                      156.092,79                      172.080,22                      444.115,65          477.228,58          186.392,00                        -  
      2  Nguồn trả nợ                       172.080,22                      444.115,65          477.228,58          186.392,00                 919,47
 III  Tổng mức vay trong năm                      355.000,00                                     -                        400.000,00          163.814,17            54.393,90          102.264,00
      1  Theo mục đích vay                        400.000,00          163.814,17            54.393,90          102.264,00
 -  Vay bù đắp bội chi               101.777,48
 -  Vay trả nợ gốc                        400.000,00          163.814,17            54.393,90                 486,52
      2  Theo nguồn vay                      355.000,00                                     -                        400.000,00          163.814,17            54.393,90          102.264,00
 -  Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước               13.814,17            54.393,90          102.264,00
 -  Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật                      355.000,00                                     -                        400.000,00          150.000,00                        -                          -  
 IV  Tổng dư nợ cuối năm                      729.816,64                      557.736,42                      513.620,77          200.206,36            68.208,07          169.552,60
  Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%) 70%20%16,32%6,02%1,82%4,90%
      1  Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước                                     -                                       -               13.814,17            68.208,07          169.552,60
      2  Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật                      729.816,64                      557.736,42                      513.620,77          186.392,19                         -  
 VII  Trả nợ lãi, phí                          1.439,50                          5.783,00                          8.960,00                 609,79              3.506,37              4.628,11
   - Chi phí sử dụng ngân quỹ                          1.439,50                          5.783,00                          8.960,00                        -                   595,00  
   - Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước                    609,79              2.911,37              4.628,11

III. THTK,CLP TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

1. Việc triển khai thực hiện Luật THTK,CLP, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Thông tư 144/2017/TT-BTC ngày 27/12/2017 của Bộ Tài chính; UBND tỉnh ban hành các văn bản theo quy định, triển khai đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cụ thể như sau:

+ Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh Long An Về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An;

+ Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Long An Về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

+ Quyết định số 4062/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Long An.

+ Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 05/3/2020 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Long An Đợt 2: Các cơ sở y tế công lập còn lại.

+ Quyết định số 4234/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị y tế chuyên dùng tại các cơ sở y tế công lập thuộc ngành y tế tỉnh Long An.

+ Quyết định số 8926/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị y tế chuyên dùng tại các cơ sở y tế công lập thuộc ngành y tế tỉnh Long An (đợt 2).

+ Quyết định số 3762/QĐ-UBND ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành giáo dục đào tạo tỉnh Long An.

+ Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

+ Quyết định số 4616/QĐ-UBND ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Long An về việc bổ sung tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng tại đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

+ Quyết định số 363/QĐ-UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An.

+ Quyết định số 7062/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh Long An bổ sung tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng tại Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 và Quyết định số 363/QĐ-UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh.

+ Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 08/4/2020 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của UBND tỉnh Long An Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng phục vụ hoạt động đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

+ Quyết định số 4440/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Long An về việc Ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung và phân công cơ quan thực hiện mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Long An.

+ Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán thiết bị công nghệ thông tin thực hiện mua sắm tập trung năm 2021.

+ Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh Long An về quy định tài sản có giá trị lớn sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

+ Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh Long An Về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An;

+ Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Long An Về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

+ Quyết định số 51/2019/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh Long An về việc quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Long An.

+ Công văn số 6679/UBND-KTTC ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh Long An về việc thực hiện phương án sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, phục vụ công tác chung của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

2. Mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước:

Thực hiện Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; và Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; Quyết định số 4440/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung và phân công cơ quan thực hiện mua sắm tài sản trên địa bàn tỉnh (hiệu lực thi hành từ ngày 08/12/2020 và thay thế Quyết định 3669/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh); Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán thiết bị công nghệ thông tin mua sắm tập trung. UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện tiết kiệm trong việc mua sắm tài sản công từ nguồn đã được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước các năm; việc mua sắm tài sản công đảm bảo công khai, đúng theo tiêu chuẩn, định mức và dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai công tác mua sắm sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền, quy trình, thủ tục, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước. Việc mua sắm xe ô tô thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

  - Việc thanh lý, nộp tiền thu được vào NSNN đối với các phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc, phương tiện thông tin, liên lạc:

+ Về sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác: UBND tỉnh đã lập phương án báo cáo Bộ Tài chính tại Văn bản số 4377/UBND-KTTC ngày 24/7/2020 về việc báo cáo phương án sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, phục vụ công tác chung của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An. Các cơ quan, đơn vị có phương tiện đi lại đều ban hành quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đảm bảo có hiệu quả, tiết kiệm. Tổng tài sản là ô tô đến 31/12/2021 là 314 chiếc, với tổng nguyên giá là 193.332 triệu đồng; giá trị còn lại là 38.988 triệu đồng.

+ Về tình hình thanh lý ô tô dôi dư: hiện nay đã có quyết định xử lý (bán, thanh lý, thu hồi, điều chuyển,…) của UBND tỉnh là 91 chiếc, đã thực hiện bán đấu giá 32 chiếc, thu số tiền nộp vào ngân sách 2.425 triệu đồng; còn lại 59 chiếc đang thực hiện xử lý theo các quyết định của UBND tỉnh.

3. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà, đất công vụ; công trình phúc lợi công cộng:

Đối với quy định về đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy trình, thủ tục, thẩm quyền xem xét, quyết định trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà, đất công vụ; công trình phúc lợi công cộng. Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, UBND tỉnh Long An Ban hành Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng phục vụ hoạt động đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An.

Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tài sản công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, tính hiệu quả, tiết kiệm trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Khi có phát sinh nhà, đất cần được xử lý thuộc đối tượng sắp xếp nhà, đất theo quy định, thay đổi phương án sắp xếp so với phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện trình tự, thủ tục sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đúng theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

4. Việc rà soát, sắp xếp lại tài sản công

Các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản công chủ động sắp xếp lại tài sản công theo quy định, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thực hiện thuê tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá. Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình bán đấu giá tài sản trong trường hợp thuê tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện bán đấu giá tài sản. Việc tổ chức xử lý tài sản theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Đấu giá tài sản, bảo đảm đúng pháp luật, công khai, minh bạch, tránh lãng phí, thất thoát tài sản công.

5. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia:

Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng hàng hải, giao thông đường thủy nội địa, giao thông đường bộ theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả; Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đảm bảo công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật.

Riêng đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không và đường sắt quốc gia thì tỉnh Long An không phát sinh tài sản.

Thực hiện quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Việc cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện thông qua hình thức đấu giá; Giá khởi điểm cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường. Số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia; số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước phải nộp vào ngân sách nhà nước, được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước cho mục đích đầu tư theo quy định của pháp luật.

6. Việc cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết tài sản công:

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong một số trường hợp khi đáp ứng đủ 8 điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó, tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh về việc ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An; Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh về việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An. Trên cơ sơ đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh triển khai, thực hiện việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết như sau:

- Tổng số Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết do đơn vị lập: 310 đề án.

- Tình hình thẩm định Đề án của cơ quan quản lý tài sản công

+ Tổng số Đề án đã thẩm định: 310 đề án

+ Số Đề án được thống nhất ngay để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt: không có

+ Số Đề án cần phải hoàn thiện trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt: 310 đề án.

- Tình hình phê duyệt Đề án của cấp có thẩm quyền:

+ Tổng số Đề án đã trình: 310 đề án.

+ Số Đề án đã được phê duyệt: 310 đề án.

+ Số Đề án không được phê duyệt: không có.

Trong quá trình sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đảm bảo đúng theo quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Đề án; xác định giá trị tài sản và lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết, tổ chức đấu giá khi cho cho thuê tài sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

- Việc chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định: trường hợp này không có phát sinh.

7. Việc xử lý tài sản các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát, lãng phí tài sản:

Thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với tài sản các dự án (trung ương) sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc, để tránh làm thất thoát, lãng phí tài sản, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản theo quy định.

D.  ĐÁNH GIÁ CHUNG

I. Kết quả đạt được

- Hàng năm, Sở Tài chính nghiêm túc tổ chức thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của UBND tỉnh. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản của cấp trên đến toàn thể công chức, người lao động về THTK, CLP. Qua đó, từng bước khắc phục được những hạn chế, yếu kém, lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Sở Tài chính đã tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm các giải pháp huy động nguồn thu; rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác. Tập trung các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, hạn chế phát sinh nợ đọng thuế mới. 

- Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình THTK, CLP chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đến các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương và DNNN đã xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch THTK, CLP, trên cơ sở đó đã tổ chức thực hiện tốt các cơ chế quản lý, chính sách tài chính mới.

- Về quản lý, sử dụng tài sản công, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện việc quản lý, sử dụng các tài sản công được nhà nước giao theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Quản lý nhà nước về tài sản công được thống nhất, có phân cấp rõ thẩm quyền cũng như trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng tài sản công. Thực hiện mua sắm tài sản công đúng theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

III. Những khó khăn, vướng mắc

- Một số định mức, tiêu chuẩn được quy định áp dụng chung nên không phù hợp với một số ngành đặc thù, vùng, miền, kể cả đối tượng áp dụng.

- Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức đôi khi còn bất cập đối với các lĩnh vực có chuyên môn cao. Việc này dẫn đến sự lãng phí về thời gian để tiếp cận thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức cũng như chi phí và thời gian đào tạo lại chuyên môn cho phù hợp với vị trí mới.

- Mẫu báo cáo thay đổi qua từng năm, nên nhiều đơn vị gặp khó khăn trong việc tổng hợp số liệu cho đúng với nội dung yêu cầu.

- Việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm THTK, CLP chưa nhiều và chưa mang tính răn đe.

- Mặc dù các đơn vị có xây dựng các chương trình hành động THTK,CLP cụ thể cho đơn vị mình nhưng số lượng đơn vị thực hiện công tác báo cáo kết quả định kỳ còn rất thấp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, và tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân. Một số Sở, ngành có nhiều đơn vị trực thuộc nên việc thực hiện chế độ báo cáo kịp thời, đầy đủ gặp nhiều khó khăn.

IV. Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác THTK, CLP của ngành, địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025

- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn bộ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân về Luật THTK, CLP số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật THTK, CLP. Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn một số điều Nghị định số 84/2014/NĐ-CP;

- Thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tiến hành một cách đồng bộ trong toàn tỉnh. Đồng thời phải xác định thành nhiệm vụ thường xuyên và là trách nhiệm xuyên suốt của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, chi tiêu ngân sách, tài sản công, tài nguyên thiên nhiên theo quy định mới để đáp ứng yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý mua sắm và sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, trụ sở làm việc đúng theo tiêu chuẩn định mức quy định, quản lý sử dụng đất đai, thời gian lao động đạt hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công bố, công khai minh bạch đầy đủ kịp thời thông tin, thủ tục hành chính tại đơn vị. Đổi mới công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, chuyên nghiệp cao, phù hợp với yêu cầu thời kỳ mới.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về THTK, CLP đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tiền, tài sản của Nhà nước, tài nguyên thiên nhiên và các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm, gây lãng phí...

- Phát huy vai trò của các đoàn thể và Ban Thanh tra nhân dân cơ quan trong việc mua sắm, sửa chữa, quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan.

Trên đây là báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021, Sở Tài chính kính báo Đoàn Giám sát Quốc hội tỉnh./.

KH 58.ĐGSQH.TỈNH.pdf

800_BC-STC_25-02-2022_báo cáo THTK,CLP.2016.2021.ĐGSQH TỈNH.2022.signed.pdf


SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LONG AN

Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở - Phạm Văn Đô
Địa chỉ: 57 Trương Định, Phường 1, TP. Tân An, tỉnh Long An 
Điện thoại: (0272) 3826 435 * Fax: (0272) 3823 987  * Email: stc@longan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang