Ngành Tài chính thấm nhuần tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Trong suốt chặng đường lịch sử 75 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính luôn hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện thắng lợi mọi đường lối của Đảng và Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước”. Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ V diễn ra chiều ngày 31/10.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ V.
Ảnh Hữu Thọ
Trong
không khí cả nước thi đua lập thành tích chào mừng các sự kiện chính
trị trọng đại của đất nước: Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ
X, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 75 năm ngày
ngày truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam, ngày 31/10/2020, Bộ Tài
chính tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ V, giai
đoạn 2021 – 2025 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu trụ sở Bộ Tài chính và 62 điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Phát biểu
tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, trong
suốt chặng đường 75 năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý tổng hợp,
quản lý vĩ mô, là huyết mạch của nền kinh tế, toàn ngành Tài chính đã
phát huy truyền thống đoàn kết, thi đua yêu nước, nỗ lực, phấn đấu luôn
hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách hàng
năm và 05 năm được Quốc hội giao, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách
an sinh, xã hội.
Quán triệt
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện nghiêm túc các chủ
trương, chỉ thị quan trọng của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng,
các phong trào thi đua yêu nước trong ngành Tài chính đã có nhiều
chuyển biến tích cực với nhiều nội dung, hình thức thi đua phong phú,
mục tiêu thi đua thiết thực, cụ thể, bám sát các nhiệm vụ chính trị được
giao, đã trở thành động lực to lớn góp phần vào việc thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ chính trị chung của ngành trong môi trường kinh tế - xã
hội không thuận, thế giới, khu vực có nhiều biến động lớn, thiên tai,
dịch bệnh phức tạp, đặc biệt là tác động nghiêm trọng của đại dịch
Covid-19.
“Nhờ
dư địa tài khóa tích lũy được trong quá trình cơ cấu lại NSNN giai đoạn
2016-2019, nên mặc dù thu NSNN năm 2020 gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn
cân đối được đủ nguồn ngân sách để kịp thời triển khai đồng bộ các giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 và
các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai, dịch bệnh... Tính đến
hết tháng 10/2020, đã: thực hiện miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế,
phí, giảm tiền thuê đất gần 100 nghìn tỷ đồng cho 128.619 doanh
nghiệp và 56.268 hộ, cá nhân kinh doanh; đã chi khoảng 17,8 nghìn
tỷ đồng cho mua sắm vật tư, thiết bị y tế, thực hiện chế độ đặc
thù cho các lực lượng y tế, quân đội, công an tham gia phòng, chống
dịch Covid-19 và hỗ trợ cho gần 12,8 triệu đối tượng bị ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19; và đã chi thực hiện phòng, chống dịch tả lợn
châu Phi là 10.068 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ 5.795
tỷ đồng. Đồng thời, tính chung 5 năm, về cơ bản đã hoàn thành và hoàn
thành vượt mục tiêu các nhiệm vụ đề ra”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho
biết.
Trong đó, tổng
thu NSNN 5 năm đạt khoảng 6,7 triệu tỷ đồng, gấp 1,58 lần so với giai
đoạn 2011-2015; bình quân đạt khoảng 24,5%GDP (giai đoạn 2011-2015 là
23,6%GDP), vượt mục tiêu đề ra là 23,5%GDP. Tỷ lệ thu từ thuế, phí
khoảng 20,4%GDP. Đây là kết quả tích cực khi mà tỷ trọng thu NSNN từ dầu
thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, đồng thời giảm các nghĩa vụ
thu thuế TNDN nhanh hơn so với lộ trình, tăng mức chiết trừ gia cảnh
thuế TNCN, xóa bỏ khoảng 340 khoản phí, lệ phí... Cơ cấu thu NSNN chuyển
biến tích cực, đến năm 2020, tỷ trọng thu nội địa dự kiến đạt trên 84%
tổng thu NSNN, đạt kế hoạch đề ra là 84-85%; tính chung cả giai đoạn
2016-2020, tỷ trọng thu nội địa khoảng 81,6% (giai đoạn 2011-2015 là
68,7%), tỷ trọng thu cân đối XNK và dầu thô giảm mạnh, bình quân khoảng
17,8% (giai đoạn 2011-2015 là 30%). Theo phân cấp, thu ngân sách địa
phương (NSĐP) có xu hướng tăng dần, quy mô thu giai đoạn 2016-2020 gấp
khoảng 1,87 lần giai đoạn 2011-2015 (cao hơn mức tăng thu NSNN chung là
khoảng 1,58 lần), tăng tính chủ động cho địa phương.
Trong những năm qua, Bộ
Tài chính đã có nhiều đổi mới trong quản lý chi ngân sách, triển khai
kế hoạch tài chính trung hạn; đẩy mạnh khoán chi, đấu thầu, đặt hàng;
tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ; thực hiện cơ chế tài chính đặc
thù đối với các thành phố lớn; siết chặt kỷ luật tài chính – ngân
sách... Tổng chi NSNN 5 năm 2016-2020 ước đạt khoảng 7,5 triệu tỷ đồng,
bình quân khoảng 27,5%GDP, trong phạm vi thu và giảm dần mức bội chi
NSNN (giai đoạn 2011-2015 là 29,5%GDP). Bước đầu cơ cấu lại chi NSNN
theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25
của Quốc hội, trong đó ưu tiên nguồn lực tăng chi đầu tư ngay từ khâu dự
toán. Tỷ trọng chi ĐTPT thực hiện đạt 27-28% tổng chi NSNN (mục tiêu là
25-26%). Giảm tỷ trọng dự toán chi thường xuyên xuống mức 64% năm 2020
(loại trừ chi tạo nguồn cải cách tiền lương, thì giảm còn 60,5%), trong
khi vẫn bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo, điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp người
có công khoảng 7%/năm; đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình
mới...
Bên cạnh đó, kiểm
soát chặt chẽ bội chi NSNN; bình quân các năm 2016-2019 ở mức 3,5%GDP,
trong đó, các năm 2017-2019 bội chi còn 2,95%GDP, giảm mạnh so với giai
đoạn 2011-2015 là 5,4%GDP. Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch
Covid-19, dự kiến bội chi NSNN bằng 4,99%GDP. Tính chung cả giai đoạn
2016-2020, bội chi khoảng 3,8%GDP, đạt mục tiêu dưới 3,9%GDP theo Nghị
quyết 25 của Quốc hội. Nhờ kiểm soát tốt bội chi ngân sách, các khoản
vay và bảo lãnh của Chính phủ, kết hợp với việc cơ cấu lại mạnh mẽ, nên
nợ công cuối năm 2020 khoảng 57,4%GDP, giảm mạnh so với mức 63,7%GDP
cuối năm 2016, trong giới hạn an toàn; kỳ hạn phát hành TPCP bình quân
10 tháng đầu năm 2020 là 13,66 năm (năm 2016 là 8,7 năm), lãi suất phát
hành bình quân là 2,92%/năm (năm 2016 là 6,49%)...
Luật quản lý, sử dụng tài sản công và hệ thống các văn bản hướng dẫn
được ban hành theo nguyên tắc thị trường, tiết kiệm, hiệu quả, tăng
cường công khai, minh bạch; gắn với việc huy động các nguồn lực của xã
hội để cho đầu tư phát triển; cập nhật, chuẩn hoá Cơ sở dữ liệu quốc gia
về tài sản công. Tăng cường quản lý, sử dụng tập trung, theo chế độ,
định mức; đẩy mạnh áp dụng cơ chế khoán đối với nhà ở công vụ, xe ô
tô,...; quy định thu về ngân sách các nguồn thu xử lý tài sản công, góp
phần tiết kiệm NSNN, được dư luận xã hội, nhân dân đồng tình.
Triển
khai Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII, đã tiếp tục hoàn thiện thể chế, quản lý, giám sát chặt
chẽ, hiệu quả hơn vốn, tài sản, tài chính của các Tập đoàn, DNNN; xây
dựng các cơ chế chính sách phục vụ quá trình cổ phần hóa, cơ cấu lại
DNNN.
Thực
hiện đổi mới căn bản khung pháp lý về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự
nghiệp công lập, cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản
phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN và quy định về việc chuyển đơn vị sự
nghiệp công lập thành công ty cổ phần; chuyển đổi từ phí sang giá dịch
vụ giáo dục-đào tạo, y tế, thúc đẩy việc sắp xếp lại các đơn vị sự
nghiệp công theo hướng hiệu quả hơn, tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa,
tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ sự
nghiệp công, đồng thời góp phần cơ cấu lại chi ngân sách. Lũy kế giai
đoạn 2016 - 2019, đã tổ chức sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, giảm
5.053 đơn vị; cổ phần hóa 20 đơn vị sự nghiệp công lập và có 206 đơn vị
sự nghiệp công lập tại các địa phương, 15 đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc các Bộ đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần...
Hoàn
thiện thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển các thị trường tài
chính, dịch vụ tài chính phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các cam kết hội nhập. Tính đến
cuối năm 2019, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu
doanh nghiệp đều vượt mục
tiêu đề ra cho năm 2020, trở thành kênh quan trọng huy động các
nguồn lực trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế; thị
trường bảo hiểm phát triển nhanh, xử lý các rủi ro, tình huống bất khả
kháng phát sinh, góp phần ổn định kinh tế - xã hội và có đóng góp đầu tư
cho nền kinh tế; thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán không chỉ hỗ
trợ, tư vấn cơ chế tài chính, kế toán, thuế, lập báo cáo tài chính,..mà
quan trọng hơn là tăng cường tính công khai, minh bạch, ngăn ngừa tham
nhũng, lãng phí, làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư và nền tài chính
quốc gia.
Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành Tài chính cũng
là đơn vị tiên phong trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng
dụng công nghệ thông tin, triển khai công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy;
với 07 năm liên tiếp giữ vị trí đứng đầu trong khối các bộ, ngành về chỉ
số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; đã giảm
mạnh chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, hải quan xuống 3 nhóm tốt
nhất trên tổng số 8 nhóm thủ tục, cải thiện 22 bậc về vị thế xếp hạng
chỉ số thuế của Việt Nam trong Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2019...
Tuệ Anh - www.mof.gov.vn